Nhảy đến nội dung
x

Não chim ư? Biến đổi khí hậu có thể ảnh hưởng đến trí thông minh của loài chim

Bộ não lớn là một dấu hiệu của sự tiến hóa ở loài người. Não bộ cho phép con người hiểu thế giới vạn vật và định hướng thành công cuộc sống của chúng ta.
Bộ não càng lớn thì giá trị càng cao vì chúng giúp tăng tính linh hoạt để giải quyết các vấn đề hàng ngày, đưa ra quyết định tốt hơn, có thể học các kỹ năng khó và đổi mới đưa ra giải pháp cho các vấn đề khó khăn.
Bộ não lớn tiến hóa ở động vật có vú và chim một cách độc lập. Việc tăng trí thông minh mang lại lợi thế cho động vật trong đời sống hằng ngày của chúng. Ví dụ, động vật có bộ não lớn hơn có nhiều khả năng sống sót hơn hoặc khi được thả vào môi trường sống mới.
Sức mạnh não bộ
Bộ não cần được cung cấp năng lượng liên tục và việc suy nghĩ sẽ đòi hỏi phải tiêu thụ thêm năng lượng. Do đó, những bộ não có kích thước tương đối lớn so với kích thước cơ thể sẽ tốn kém nhiều năng lượng để duy trì hoạt động.
Phát triển não bộ là một quá trình sử dụng nhiều năng lượng, đặt ra một nghịch lý đối với sự phát triển não bộ ở động vật và chim non: Làm thế nào động vật non có thể thúc đẩy sự phát triển của não bộ trước khi chúng đủ kỹ năng để hấp thụ đủ calo?
Có thể cha mẹ chúng phải trả giá cho điều đó, như trường hợp của loài người, cha mẹ phải làm việc để hỗ trợ sự lớn lên và phát triển của con cái. 
Michael Griesser và các cộng sự đã so sánh kích thước não của 1.176 loài chim, chiếm khoảng 10% tổng số loài chim trên toàn thế giới (Hình 1). Họ nhận thấy những loài dành nhiều tài nguyên hơn cho con non của chúng sẽ có bộ não lớn hơn khi trưởng thành. 

naochim1

Hình 1. Phân bố kích thước não trên 1176 loài chim

Nói cách khác, cha mẹ hỗ trợ sự phát triển não bộ của trẻ. Điều này cho phép động vật non phát triển bộ não lớn của chúng.
Lòng đỏ trứng chứa năng lượng cần thiết cho chim non phát triển cho đến khi nở. Chim bố mẹ cũng truyền hơi ấm trong khi ấp trứng và sau khi nở cho con non. Một số loài chim thậm chí còn cung cấp nhiều tài nguyên hơn bằng cách cho con non ăn sau khi chúng nở.
Các loài đẻ trứng lớn so với kích thước cơ thể của chúng, chẳng hạn như gà, thường không cho con non ăn khi chúng nở. Do đó, con trưởng thành của những loài này có bộ não nhỏ.
 

naochim2

Hình 2. Một số loài chim, như gà và vịt, không cho com non ăn


Cha mẹ cho con ăn sau khi chúng nở sẽ kéo dài thời gian để con non có thể phát triển trí não và kết quả là con non có bộ não lớn hơn và thông minh hơn.
 

Sự thông minh và chu đáo
Mặc dù việc thích nghi liên quan đến khả năng bay lượn khiến cho loài chim có bộ não nhỏ nhưng quạ, vẹt và cú được cho là rất thông minh. Loài quạ, bao gồm quạ, quạ đen và giẻ cùi, không chỉ thông minh mà còn rất biết quan tâm đến con non của chúng. Quạ New Caledonian là một trong những loài chim thông minh nhất và bố mẹ nuôi con non đến hai năm.

Biến đổi khí hậu và kích thước não bộ
Sự nóng lên toàn cầu kéo theo sự thay đổi khí hậu địa phương sẽ ảnh hưởng đến lượng thức ăn dành cho chim và các động vật khác. Ví dụ, ở đồng cỏ, lượng mưa thấp hơn làm giảm lượng hạt cỏ, nguồn thức ăn quan trọng cho chim và động vật gặm nhấm.
Động vật sống trong môi trường khô, nóng — chẳng hạn như sóc đất Cape ở Nam Phi — có thể tăng khả năng chịu nóng của chúng khi nhiệt độ ban ngày tăng lên. Việc có ít thức ăn hơn và căng thẳng do thay đổi nhiệt nhiều hơn có thể dẫn đến suy giảm dân số khi động vật chết hoặc không thể sinh sản.
Ngược lại, đối với động vật sống ở môi trường lạnh giá, như giẻ cùi Siberia sống ở Bắc Cực, nhiệt độ ấm hơn có thể có gây nên những tác động tiêu cực. Giẻ cùi Siberia dự trữ thức ăn để tồn tại qua mùa đông, nhưng khi mùa đông trở nên ấm áp và ít tuyết hơn, thức ăn dự trữ có thể không bị đóng băng và trở nên thối rữa. Điều này có thể dẫn đến việc chết đói hàng loạt ở các loài động vật và chim sống trong môi trường lạnh giá, như ở loài giẻ cùi Canada.
 

naochim3

Hình 3. Nhiệt độ nóng lên do biến đổi khi hậu có thể làm hỏng thực ăn mà giẻ cùi Siberia dự trữ để sống qua mùa đông

Tuy nhiên, giẻ cùi Siberia là loài chim thông minh với bộ não lớn. Bộ não lớn của chúng có thể là cứu cánh của chúng khi đối phó với những tác động của biến đổi khí hậu. Nói chung, động vật có bộ não lớn có thể thích nghi nhanh chóng bằng cách thay đổi linh hoạt nguồn và cách lấy thức ăn.

Nếu môi trường thay đổi ảnh hưởng đến khả năng của động vật trong việc kiếm đủ thức ăn để cung cấp năng lượng cho não bộ của chúng và cung cấp đủ thức ăn cho sự phát triển não bộ của con non, thì những động vật có bộ não nhỏ đi có thể là một tác động tiêu cực khác của biến đổi khí hậu.

Nguồn: IFL Science
Link: https://www.iflscience.com/bird-brained-climate-change-may-affect-intelligence-in-birds-68161