Tìm hiểu Ngành Công nghệ sinh học
Ngành Công nghệ sinh học
Khoa giảng dạy: KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG
Thời gian 4,5 NĂM
Trình độ ĐẠI HỌC
Chương trình TIÊU CHUẨN
1. Giới thiệu ngành:
Công nghệ sinh học là bộ môn tập hợp các ngành khoa học và công nghệ gồm: sinh học phân tử, di truyền học, vi sinh vật học, sinh hóa học, công nghệ học, nhằm tạo ra các quy trình công nghệ quy mô công nghiệp khai thác các hoạt động sống của vi sinh vật, tế bào động, thực vật để sản xuất các sản phẩm có giá trị phục vụ đời sống.
Từ năm học 2015-2016 trở đi, ngành công nghệ sinh học tại Đại học Tôn Đức Thắng được giảng dạy tập trung vào các chuyên ngành chính:
- Nông nghiệp
- Thực phẩm
- Khoa học Y sinh
Khi học tại ĐH Tôn Đức Thắng sinh viên được thực hành trong các trung tâm thí nghiệm với thiết bị hiện đại, tiên tiến; thực tập tại các nhà máy sản xuất thực phẩm, viện nghiên cứu, bệnh viện… Bộ môn Công nghệ sinh học có các phòng thí nghiệm vi sinh, sinh học phân tử, nuôi cấy mô, vườn ươm, nhà kính thủy canh, nhà nấm, vườn dược liệu,… Phục vụ nhu cầu học tập và nghiên cứu của sinh viên.
Sinh viên được tham gia các buổi sinh hoạt học thuật và Journal Club tổ chức định kỳ hằng tháng với sự tham gia báo cáo của các giáo sư và chuyên gia đến từ các trường đại học và viện nghiên cứu hàng đầu trong nước và quốc tế.
Tốt nghiệp ngành Công nghệ sinh học, sinh viên đạt được các kiến thức và kỹ năng như sau:
- Kỹ năng tin học : Chứng chỉ tin học MOS quốc tế (750 điểm); Vận dụng thành thạo tin học ứng dụng trong công việc;
- Kỹ năng ngoại ngữ: IELTS 5.5 (hoặc các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế khác tương đương)
- Kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp: vận hành các quá trình công nghệ trong nhà máy; nghiên cứu và sản xuất ở quy mô công nghiệp; tối ưu hóa quy trình sản xuất, sàng lọc và tìm kiếm các chủng/enzyme mới đáp ứng cho yêu cầu sản xuất công nghiệp; phân tích sinh hóa, sinh học phân tử, vi sinh; ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử trong chẩn đoán bệnh người; công nghệ vật liệu mới sử dụng trong điều trị; nuôi cấy mô thực vật; xử lý môi trường bằng biện pháp sinh học; chiết xuất và tăng biến dưỡng các hoạt chất thứ cấp; chuyển gene thực vật, phân tích đa dạng di truyền…
2.Triển vọng nghề nghiệp
Kỹ sư ngành Công nghệ sinh học có thể làm việc ở các lĩnh vực: Y sinh (chuẩn đoán bệnh, chế biến thuốc, vaccine, chuẩn đoán bệnh bằng công nghệ di truyền, thụ tinh trong ống nghiệm, liệu pháp gen, công nghệ tế bào gốc,…); Môi trường (xử lí môi trường, đánh giá mức độ độc hại của sản phẩm, xử lí chất thải, bảo vệ môi sinh,…); Nông nghiệp (lai tạo, chuyển gen để sản xuất giống cây trồng mới, tạo các chế phẩm vi sinh làm thuốc thú y, thủy sản và phân bón); Tin – sinh học (genomics, proteomics, công nghệ protein…); Công nghệ thực phẩm (công nghệ chế biến thực phẩm, công nghệ bảo quản các sản phẩm sau thu hoạch, công nghệ lên men sản xuất thực phẩm, các hệ thống quản lí chất lượng thực phẩm)…
3.Chương trình đào tạo – chuẩn đầu ra
Chuẩn đầu ra (CĐR) là khởi điểm của quy trình thiết kế chương trình đào tạo và được xây dựng theo một quy trình chặt chẽ, khoa học, phản ánh tầm nhìn, sứ mạng của trường, khoa và phù hợp với mục tiêu đào tạo, nhu cầu của các bên liên quan.
Chuẩn đầu ra sẽ được cụ thể hóa theo nguyên tắc “tương thích có định hướng” vào các môn học từng bước giúp người học đạt được những trình độ & năng lực chuyên môn về kiến thức, kỹ năng, thái độ, trách nhiệm nghề nghiệp sau khi hoàn thành chương trình đào tạo. Nội dung chương trình còn tăng cường hoạt động học nhóm, rèn luyện thói quen chủ động học tập, tư duy sáng tạo cho người học để luôn chủ động và sẵn sàng cho những cơ hội phát triển.
Chuẩn đầu ra được Trường cam kết với người học, xã hội và công bố công khai trên Website.
- Chuẩn đầu ra chương trình tiêu chuẩn
- Chuẩn đầu ra chương trình chất lương cao 50% tiếng anh
- Chuẩn đầu ra chương trình chất lương cao 100% tiếng anh
4. Hình ảnh hoạt động
5.
Clip giới thiệu về ngành Kỹ thuật hóa học và Công nhệ sinh học