Nhảy đến nội dung
x

Chúng ta đã tiến gần hơn đến việc sản xuất ra một loại vắc-xin kháng Chlamydia

Sau hơn năm mươi năm cố gắng, một loại vắc-xin kháng Chlamydia tiềm năng mới cuối cùng đã đạt đến thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1. Vắc-xin không chỉ được phát hiện là an toàn và dung nạp tốt khi tiêm cho người, nó còn có thể gây ra phản ứng miễn dịch chuyên biệt. Mặc dù chưa khẳng định sẽ bảo vệ hoàn toàn khỏi Chlamydia, các nhà nghiên cứu nói rằng có những dấu hiệu sớm đầy hứa hẹn.
"Do ảnh hưởng của bệnh dịch Chlamydia đối với sức khỏe của phụ nữ, sức khỏe sinh sản, sức khỏe trẻ sơ sinh thông qua lây truyền dọc và tăng tính nhạy cảm với các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác, hiện có một nhu cầu y tế toàn cầu chưa được đáp ứng về vắc-xin chống Chlamydia ở bộ phận sinh dục", nhà nghiên cứu miễn dịch Peter Andersen từ Viện Statens Serum Instut ở Đan Mạch. Đây là một lỗ hổng mà các nhà khoa học đã cố gắng lấp đầy trong nhiều thập kỷ mà không thành công. Những nỗ lực đầu tiên để tạo ra vắc-xin Chlamydia bắt đầu từ những năm 1960, khi các nhà nghiên cứu cố gắng sản xuất một số loại vắc-xin sử dụng chính loại vi khuẩn này, Chlamydia trachomatis. Những nghiên cứu này không may phản tác dụng, với một số bệnh nhân dễ bị nhiễm trùng hơn sau khi tiêm vắc-xin. Không có manh mối về những gì đang diễn ra nên ý tưởng này đã bị bỏ rơi cho đến gần đây.
Ngày nay, Chlamydia là bệnh nhiễm vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất trên thế giới và là mối đe dọa ngày càng tăng đối với khả năng sinh sản của nữ giới, mặc dù đã điều trị bằng kháng sinh và các chương trình sàng lọc. Trong thập kỷ qua, khi số ca nhiễm trùng tiếp tục gia tăng, nghiên cứu về vắc-xin Chlamydia ngày càng nóng, với hàng tá nghiên cứu được công bố trung bình mỗi năm. Tuy nhiên, chỉ một trong số các loại vắc-xin này có đủ tiềm năng để đưa nó vào thử nghiệm lâm sàng ở người. 
Sau khi tiến hành nghiên cứu trên động vật, các nhà nghiên cứu từ Imperial College London và Statens Serum Instut cuối cùng đã được cho phép thực hiện một thử nghiệm ngẫu nhiên trên 32 phụ nữ khỏe mạnh trong độ tuổi từ 19 đến 45. Những người tham gia được chia thành ba nhóm; nhóm đầu tiên được tiêm vắc-xin giả dược ba lần cách nhau 0, 1 và 4 tháng. Theo cách tương tự, nhóm thứ hai và thứ ba được tiêm vắc-xin kháng Chlamydia có chứa thêm liposome (CTH522: CAF01) hoặc thêm nhôm hydroxit (CTH522: AH). Kết quả không có người tham gia nhóm giả dược nào có được phản ứng miễn dịch, nhưng mọi người tham gia tiêm vắc-xin đều cho thấy phản ứng miễn dịch mạnh mẽ, và điều này được tăng cường với mỗi lần tiêm sau đó. Điều thú vị là, vắc-xin có liposome luôn tốt hơn trong việc tăng kháng thể trong huyết thanh, tạo ra phản ứng cao hơn 5,6 lần trong các huyết thanh miễn dịch sau khi tiêm bắp. Hơn nữa, các liposome được thêm vào này cũng tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh hơn ở các tế bào niêm mạc. Hơn nữa, lượng huyết thanh miễn dịch được sản xuất bởi vắc-xin này tương tự như các loại vắc-xin được cấp phép khác như vắc-xin viêm gan B. Tuy nhiên đây chỉ là dấu hiệu của sự bảo vệ miễn dịch; các nhà khoa học không đảm bảo rằng vắc-xin này có thể ngăn chặn nhiễm trùng do Chlamydia. Tuy nhiên, nếu các kháng thể này có thể nhắm mục tiêu vào vi khuẩn trước khi xâm nhập vào đường sinh dục, nó có thể ngăn chặn sự tiến triển của nhiễm trùng, làm giảm các vấn đề sinh sản trong tương lai.

Sẽ cần nhiều năm nghiên cứu hơn trước khi vắc-xin này được chứng minh là có hiệu quả và có thể bán được trên thị trường, các tác giả cho biết họ đang lên kế hoạch cho giai đoạn II của các thử nghiệm lâm sàng, dự kiến sẽ kiểm tra hiệu quả của vắc-xin vào mùa thu này. Đối với nhiều người, giấc mơ là một ngày nào đó kết hợp vắc-xin kháng Chlamydia với vắc-xin HPV, để chúng ta có thể bảo vệ phụ nữ trẻ khỏi ung thư và vô sinh cùng một lúc.
Nguồn: https://www.thelancet.com/journals/laninf/article/PIIS1473-3099(19)30279-8/fulltext