Nhảy đến nội dung
x

Giáo dục sau đại học

THẠC SĨ 
NGÀNH KỸ THUẬT HÓA HỌC
Mã ngành: 8520301

1.    Tên ngành: 

  • Tên ngành tiếng Việt: Kỹ thuật Hóa học
  • Tên ngành tiếng Anh: Chemical Engineering

2.    Trình độ đào tạo: Cao học

3.    Thời gian đào tạo: 12 - 18 tháng
4.    Văn bằng: Thạc sĩ
5.    Mục tiêu đào tạo:

  •  Nhân lực có kiến thức khoa học cơ bản và chuyên sâu của ngành Hóa học
  • Kỹ sư có khả năng phân tích, đánh giá và xử lý các vấn đề khoa học và công nghệ trong lĩnh vực Hóa học
  • Nhà khoa học có khả năng tiếp cận và tham gia quản lý các đề tài, dự án nghiên cứu thuộc lĩnh vực Hóa học 
  • Nhân lực có kỹ năng tự phát triển chuyên môn, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ; kỹ năng giải quyết các yêu cầu công việc cụ thể thuộc lĩnh vực Hóa học, kết hợp với kỹ năng làm việc nhóm và làm việc theo tiêu chuẩn quốc tế.

6.    Chuẩn đầu ra:
Học viên cao học chuyên ngành Kỹ thuật Hóa học sau tốt nghiệp, đạt những kiến thức và kỹ năng cụ thể sau:
Về lý luận chính trị:

  • Biết, hiểu và có thể trình bày rõ các nguyên lý, phạm trù, qui luật của phép biện chứng và vận dụng được trong phân tích hiện thực;
  •  Hiểu rõ chủ trương, đường lối chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam.

 
Kiến thức chuyên môn:

  • Hiểu và vận dụng được các kiến thức về phương pháp phân tích, xử lý kết quả phân tích, sử dụng kiến thức về nhiệt động học, xúc tác, … để thực hiện đề tài nghiên cứu hoặc sản xuất cụ thể.
  • Kiến thức sâu về phương pháp nghiên cứu khoa học, phương pháp phân tích, nghiên cứu;
  • Hiểu và vận dụng hợp lý phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật tổ chức các thí nghiệm, khả năng phân tích số liệu, đọc kết quả nghiên cứu thuộc các lĩnh vực như: tổng hợp hữu cơ, hóa dược, hợp chất tự nhiên, vật liệu nano, xúc tác,…

Kỹ năng nghề nghiệp

  • Khả năng phân tích, đánh giá xử lý được những vấn đề trong lĩnh vực Công nghệ Hóa học;
  • Khả năng tiếp cận và tham gia quản lý các đề tài, dự án thuộc lĩnh vực Hóa và Kỹ thuật hóa;
  • Khả năng kế thừa, tìm tòi kỹ thuật, công nghệ mới trong quá trình nghiên cứu khoa học.

Kỹ năng mềm

  • Kỹ năng tự học, tiếp tục nghiên cứu độc lập, thu thập có hệ thống các kiến thức bổ trợ cho ngành, củng cố kỹ năng tác nghiệp chuyên môn;
  • Kỹ năng đàm phán, thuyết trình, viết báo cáo, trình bày và bảo vệ kết quả nghiên cứu; 
  • Kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng tổ chức, quản lý và điều hành các hoạt động tại đơn vị.

Thái độ, ý thức xã hội

  • Nhận thức đúng về vai trò người làm công tác quản lý, sản xuất, nghiên cứu ra các mặt hàng trong lĩnh vực Hóa và Kỹ thuật hóa góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước; 
  • Tinh thần cầu tiến, học hỏi, luôn tự nghiên cứu để tiếp tục nâng cao kỹ năng nghề nghiệp;
  • Trung thực trong nghiên cứu, trong công việc; tuân thủ đạo đức nghề nghiệp; tôn trọng đồng nghiệp
  • Tinh thần tập thể, sẵn sàng tham gia các công tác sản xuất, nghiên cứu trong ngành để phục vụ Nhà trường, cộng đồng xã hội, đoàn thể;
  • Ý thức ứng dụng kiến thức chuyên môn để xây dựng, định hướng, thúc đẩy trình độ hiểu biết trong lựa chọn và sử dụng của người tiêu dùng đối với các sản phẩm thuộc ngành hóa.

Kỹ năng ngoại ngữ

  • Theo quy định hoặc các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế khác tương đương.

Kỹ năng tin học

  • Sử dụng thành thạo tin học văn phòng;
  • Sử dụng tốt các phần mềm ứng dụng trong lĩnh vực Hóa học và Kỹ thuật Hóa học.

7.    Vị trí của người học sau tốt nghiệp

  • Điều hành sản xuất, quản lý chất lượng tại các nhà máy, xí nghiệp sản xuất, kinh doanh các sản phẩm / nguyên vật liệu / hóa chất ngành hóa;
  • Làm việc tại các viện / trung tâm nghiên cứu hoặc ở đơn vị kiểm nghiệm, quản lý chất lượng;
  • Tạo lập công ty và / hoặc thương hiệu riêng; 
  • Cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu tại các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu...
  • Tham gia các chương trình đào tạo tiến sĩ ngành hóa học trong và ngoài nước;
  • Thực hiện được các nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực Hóa học và/hoặc có công trình nghiên cứu ứng dụng thành công, có uy tín.

8.    Chương trình đào tạo:
Trên cơ sở tổng hợp danh sách các học phần xuất hiện trong chương trình đào tạo của nhiều trường đại học uy tín nằm trong TOP 100 của thế giới, cũng như xem xét điều kiện và tình hình thực tế ở Việt Nam, ban soạn thảo đề án đã đưa ra đề xuất chương trình đào tạo như trình bày dưới đây:

 
8.1    Cấu trúc chương trình đào tạo:
Phần khối kiến thức chung    15 tín chỉ
Phần khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành    30 tín chỉ

  • Kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành bắt buộc    6 tín chỉ
  • Kiến thức chuyên ngành tự chọn    24 tín chỉ

Luận văn thạc sĩ    15 tín chỉ
Tổng số tín chỉ:    60 tín chỉ
8.2    Danh mục các học phần 

Mã số  học phần Tên học phần Tên học phần
(tiếng Anh)
Tổng TC LT TH, TN, TL
Phần kiến thức chung 15  
FL700000 Tiếng Anh English     10 10 0
SH700000     Triết học Mác – Lênin  Marxism–Leninism Philosophy   3 3 0
IN700000     Phương pháp nghiên cứu khoa học     Research Methods   2 2 0
Phần kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành        30    
Các học phần cơ sở ngành và chuyên ngành bắt buộc 6    
AS701010     Hóa hữu cơ nâng cao     Advanced organic chemistry     3 3 0
AS701020     Các phương pháp phân tích cấu trúc hợp chất hữu cơ hóa lý      Analytical methods in organic structure elucidation     3 3 0
Các học phần chuyên ngành tự chọn (chọn tối thiểu 24 tín chỉ, trong đó có 02 chuyên đề nghiên cứu)     24    
AS701060    Hóa học xanh    Green chemistry    2 2 0
AS701030     Hóa học các hợp chất tự nhiên    Chemistry of natural products    3 3 0
AS701040     Hóa học nano    Nano chemistry    3 3 0
AS701050     Hóa dược đại cương    Medicinal chemistry   3 3 0
AS701070     Tổng hợp các chất vô cơ      Synthesis of inorganic materials 2 2 0
AS701080     Hóa học môi trường     Environmental chemistry   2 2 0
AS701090     Các phương pháp tổng hợp vô cơ tinh vi    Advanced methods in inorganic synthesis   2 2 0
AS701100     Vật liệu hữu cơ tiên tiến  Modern organic materials     2 2 0
AS701110     Kỹ thuật tổng hợp các hợp chất có hoạt tính sinh học     Techniques in the synthesis of bioactive compounds     2 2 0
AS701120     Vật liệu vô cơ tiên tiến    Modern inorganic materials     2 2 0
AS701130     Phức chất kim loại chuyển tiếp    Transition metal complexes     2 2 0
AS701140    Hóa học phẩm nhuộm và KT nhuộm in     Chemistry of dyeing and dyeing technology 2 2 0
AS701150     Công nghệ nano ứng dụng trong y sinh     Nanotechnology in Biomedical applications  2 2 0
AS701160    Chuyên đề nghiên cứu KTHH 1   Research seminar 1 in chemical engineering   3 0 3
AS701170    Chuyên đề nghiên cứu KTHH 2    Research seminar 2 in chemical engineering     3 0 3
AS701190     Chuyên đề nghiên cứu KTHH 3    Research seminar 3 in chemical engineering   3 0 3
Luận văn thạc sĩ          15    
AS701180     Luận văn thạc sĩ     Master's thesis   15 0 15
Tổng cộng            60    

Ghi chú:
LT: lý thuyết; TH: thực hành; TN: thí nghiệm; TL: thảo luận
1 tín chỉ     = 15 tiết lý thuyết hoặc bài tập
= 30 tiết thuyết trình, thảo luận hoặc thực hành

9. Chính sách học bổng: chi tiết tại đây 

10.    Thông tin liên hệ:
Khoa Khoa học Ứng dụng, trường Đại học Tôn Đức Thắng
Phòng C006 (văn phòng khoa), C109 (phòng trưởng khoa), C110-111 (phòng giảng viên)
Điện thoại:  (84 - 028) 377 55 058
E-mail: khud@tdtu.edu.vn
Website: http://fas.tdtu.edu.vn/

Phòng sau đại học, Trường đại học Tôn Đức Thắng (19 Nguyễn Hữu Thọ, Phường Tân Phong, Quận 7, Phòng B002, Nhà B)
Email: tssdh@tdtu.edu.vn 
Website: http://grad.tdtu.edu.vn